Bảo vệ môi trường
Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, phát triển bền vững “là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” và “Để thực hiện sự phát triển lâu bền, bảo vệ môi trường nhất thiết sẽ là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển và không thể xem xét tách rời quá trình đó”. Theo nghĩa đó, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó, để phát triển bền vững tất yếu phải bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường phải vì mục tiêu phát triển bền vững.
Dựa vào 2 mối quan hệ tương quan trên, Trường ĐH Mở TPHCM luôn là nơi tiên phong trong các quá trình xây dựng ý thức của sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung. Ngoài những hoạt động xã hội, Trường cũng đẩy mạnh hoạt động tại các cơ sở học tập như ở Thành phồ Hồ Chí Minh tại Quận 1, Quận 3, Quận Gò Vấp, ở Long Bình Tân, Bình Dương và Khánh Hòa.
Theo đó, cơ sở Long Bình Tân tọa lạc ở Đồng Nai, là cơ sở học Giáo dục quốc phòng của trường. Với không gian có nhiều cây và mảng xanh thoáng đãng, nơi đây mang lại không khí trong lành và thoải mái cho sinh viên đến học tập an ninh quốc phòng.
Được hỏi về cảm nghĩ khi trải qua tuần học tại đây, bạn Thu Quỳnh – Sinh viên năm 3 Khoa Quản trị kinh doanh chia sẻ: “Đó là nơi được xem là khu biệt lập với thế giới bên ngoài cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Vì xung quanh trường hầu được bao quanh toàn là cây cối, cũng có nhà dân nhưng nhìn chung nó không xô bồ và sầm uất như Sài Gòn. Bởi vậy nên không khí vô cùng trong lành, được bao phủ toàn “màu xanh” rất “mát mắt”…. Sống ở thành phố Sài Gòn tấp nập và nhộn nhịp cũng vui, nhưng đôi lúc bản thân cũng cần sự yên tĩnh và chậm rãi. Đặc biệt nếu có thể thì mình rất muốn mang “không khí” của LOBITA (tên gọi thân thuộc của cơ sở học) về với Sài Gòn.”
Tại những cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh – nơi có mật độ dân số khá cao không giống với Long Bình Tân, cùng với thực trạng thành phố đang hứng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Trường ĐH Mở TPHCM đã có nhiều hoạt động bảo vệ môi trường học tập và làm việc, góp phần bảo vệ môi trường sống tại thành phố nói chung.
Trong suốt thời gian qua, tập thể thầy và trò nhà trường với mong muốn sống và làm việc, học tập trong môi trường khoẻ mạnh, đã hình thành những thói quen, thông điệp bảo vệ môi trường, bên cạnh đó, hướng mọi người đến với phong cách sống tiết kiệm hiệu quả, thân thiện với môi trường. Đây cũng là một triết lý giáo dục mà nhà trường hướng đến.
Những thói quen, thông điệp về bảo vệ môi trường tại Trường ĐH Mở TPHCM được chia thành các nội dung: Bảo vệ nguồn năng lượng; Bảo vệ nguồn nước; Hạn chế rác thải nhựa; Chống biến đổi khí hậu.
Bảo vệ nguồn năng lượng
Theo Các quy định về văn hóa ứng xử của trường, Điều 6 – Ứng xử với cảnh quan, môi trường và tài sản công, sinh viên cần:
- Tắt các thiết bị điện, nước khi không sử dụng; báo ngay cho người có trách nhiệm khi phát hiện có sự rò rỉ nước hoặc các hiện tượng lãng phí điện, nước.
- Có ý thức giữ gìn môi trường sống xanh, sạch, đẹp. Không xả rác bừa bãi. Vứt bỏ rác đúng nơi quy định.
Ngoài ra, các hoạt động khác có thể giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn năng lượng như:
- Cân nhắc lượng giấy sử dụng sao cho hợp lý.
- Mang theo các vật dụng có thể sử dụng được nhiều lần như túi vải, bình nước cá nhân, khăn tay…
- Tuyên truyền đến các bạn sinh viên, gia đình và cộng đồng về các hành động có ý thức giúp bảo vệ nguồn năng lượng.
Bảo vệ nguồn nước
Các hoạt động giúp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước như:
- Sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí nước.
- Tắt nước khi không sử dụng.
- Tuyên truyền đến cộng đồng sinh viên trường qua các hoạt động thực tế, truyền thông bằng hình ảnh, video trên các trang thông tin của trường.
Hạn chế rác thải nhựa
Các hoạt động giúp hạn chế rác thải nhựa như:
- Sử dụng bình nước cá nhân thay cho các ly, chai nhựa.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần.
- Dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay cho đồ nhựa.
- Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi và chủ động phân loại rác thải.
- Tích cực tuyên truyền vận động người dân xung quanh nhận thức tầm quan trọng của rác thải nhựa và khuyến khích mọi người phân loại rác.
Chống biến đổi khí hậu
Ngoài việc hành động hiệu quả theo các nội dung trên: Bảo vệ nguồn năng lượng; Bảo vệ nguồn nước; Hạn chế rác thải nhựa.
Các hoạt động khác giúp chống biến đổi khí hậu như:
- Tuyên truyền hành động tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 25 giây.
- Tham gia các hoạt động giúp tuyên truyền, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như đạp xe đạp, trồng cây xanh, nhặt rác bảo vệ môi trường…
Một số hình ảnh hoạt động về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của Trường ĐH Mở TPHCM:
Yến Nhi tổng hợp