Hoạt động khoa học

Tường thuật Hội nghị Quốc tế TESOL Mở 2018 kỷ nguyên hậu phương pháp: Diễn thuyết, Hội thảo, và Hội thảo song hành

Sự chuyển hướng trong Dạy và Học ngoại ngữ kỷ nguyên hậu phương pháp – một chủ đề quen thuộc nhưng hấp dẫn của Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 diễn ra tại Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã lôi cuốn sự quan tâm của những người đam mê giảng dạy ngôn ngữ và những người tò mò muốn biết điều gì có thể xảy ra đối với nền giáo dục ngoại ngữ ngày nay.

Chương trình hội nghị chính diễn ra vào ngày 26 tháng 05 năm 2018 đặc trưng gồm ba diễn thuyết chủ đạo và 40 hội thảo song hành. Nhìn chung, có thể nói rằng hội nghị này là một sự kiện ấn tượng và có ý nghĩa tạo cơ hội rất tốt cho các giảng viên và sinh viên ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu, và các chuyên viên làm việc trong lĩnh vực Giáo dục Ngoại ngữ (FLE) nói chung và ngành sư phạm ngoại ngữ nói riêng.

Hội thảo đã thu hút sự chú ý của hơn 120 người tham dự đến từ các cơ sở giáo dục quốc tế và địa phương. Đối tượng tham gia hội nghị và hội thảo bao gồm các giảng viên, giáo viên tiếng Anh trong và ngoài nước, các nhà giáo dục, giám đốc và nhà quản lý các trung tâm Tiếng Anh, và các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực Sư phạm Ngoại ngữ và Ngôn ngữ học Ứng dụng. Hội nghị hân hoan đón tiếp sự hiên diện của một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Trợ lý Giáo sư trong và ngoài nước — những nhân vật đóng vai trò chính trong các diễn thuyết chủ đạo của hội nghị. Ngoài ra, sự có mặt của một số đại biểu từ Văn phòng Ngoại ngữ Anh Khu vực (RELO), Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, các nhà xuất bản National Geographic Learning, Macmillan Vietnam, Pearson Education, và Oxford University đã hâm nóng không khí hội nghị.

Trong thời gian hai ngày, hầu hết các diễn thuyết ở hội nghị tập trung vào phương pháp dạy và học các thể cách ngôn ngữ trong thời kỳ chuyển hướng. Điều đáng lưu ý ở đây là những bài thuyết trình chính của hội nghị (i) đề cập đến Khoa học Hạnh phúc mà từ đó tâm lý tích cực có thể làm thay đổi quan điểm giảng dạy của giảng viên ngôn ngữ và khơi dậy thái độ học tập tích cực của sinh viên chuyên ngữ; (ii) phản ánh phức hệ và toàn cảnh của ngành sư phạm tiếng Anh cũng như nền giáo dục ngoại ngữ trong kỷ nguyên hậu phương pháp; và (iii) đề ra phương hướng mang công nghệ vào giảng dạy và phát triển chương trình giảng dạy tiếng Anh theo xu hướng của một nền giáo dục ngoại ngữ toàn cầu.

ots18 (4) web

Hội nghị được bắt đầu bằng phần diễn thuyết của Giáo sư MarcHelgesen về Tâm lý Tích cực (Positive Psychology) – một ngành khoa học nghiên cứu về sức khỏe tâm thần (mental health) của con người có thể khơi dậy tư duy tích cực nơi người học. Trong ý nghĩa này, Tâm lý Tích cực mở ra một xu hướng làm thay đổi quan điểm giảng dạy của người thầy và khơi dậy thái độ học tập tích cực cho người học. Vì Tâm lý Tích cực nghiên cứu sức khỏe tâm thần hạnh phúc (happy, mentally health) trái ngược với tâm lý cổ truyền chủ yếu nghiên cứu về bệnh lý tâm thần (mental illness),Tâm lý Tích cực được tạp chí TIME phong danh hiệu là “Khoa họcHạnh phúc” (TheScience of Happiness). Seliman (2011) cũng đã đề cập đến Tâm lý Tích cực trong giảng dạy ngoại ngữ thông qua “Mô hình PERMA hạnh phúc” trong đó quá trình học gồm 5 bước (i) Xúc cảm tích cực, (ii) Nhập thân; (iii) Quan hệ, (iv) Ý nghĩa, (v) Hoàn chỉnh. Tiến trình này đã đưa Tâm lý Tích cực lên một tầm cao mới thích hợp với mục đích sư phạm của giáo viên ngoại ngữ. Hơn nữa, vì Tâm lý Tích cực khuyến khích người học trả lời tích cực, nó có thể dùng như một chiến lược nghị luận trong dạy và học ngôn ngữ. Với ý nghĩa này, Tâm lý Tích cực đóng góp một phần to lớn tạo hiệu quảcao cho nền Giáo dục Ngoại ngữ toàn cầu.

Để chứng minh sự tác động hiệu quả cao của Tâm lý Tích cực, Giáo sư Marc Helgesen đã thực hiện một hoạt động lớp mang “Tài liệu Đọc ngoài giờ học” (Extensive Reading) vào giờ học với mục đích nâng cao sự thú vị và thưởng ngoạn của người học. Diễn giả giới thiệu những lý do sử dụng “Tài liệu Đọc ngoài giờ học” và cách thức ứng dụng nó vào thực tiễn giảng dạy. Có một số vấn đề nảy sinh (i) Người học phải đọc bao nhiêu? và (ii) Có nên chăng nhập “Tài liệu Đọc ngoài giờ học” vào môn kỹ năng Đọc hay tách rời nó như một môn học độc lập? Vì “Tài liệu Đọc ngoài giờ học” sử dụng những mẫu chuyện dễ hiểu, người học có thể trải nghiệm thú vị trong quá trình đọc.

Ngoài Tâm lý Tích cực, Khoa học Thần kinh (Brain Science) cũng đáng lưu ý trong giảng dạy ngoại ngữ. Leslie Hart – nhà tiên phong trong lĩnh vực Giáo dục Ngoại ngữ — khẳng định rằng Khoa học Thần kinh là một ngành khoa học nghiên cứu những gì đang xảy ra trong trí óc con người. Trong khi Leslie Hart cho rằng “Thiết kế chương trình mà không biết gì về bộ não thì cũng giống như thiết kế một chiếc găng tay mà không biết gì về bàn tay”, Giáo sư Marc Helgesen nhấn mạnh rằng “Não bộ là nơi sự học xảy ra”. Điều này hiển nhiên bộc lộ mối quan hệ chặt chẽ giữa trí óc con người và việc học ngoại ngữ. Trên cơ sở lý thuyết của Khoa học Thần kinh (BS), Giáo sư Helgesen đề nghị các tác giả viết giáo trình dạy tiếng Anh nên làm cho giáo trình thích ứng hơn với việc học tương thích với não bộ.

Ngoài ra, để chứng minh mối quan hệ giữa trí óc con người và cơ thể vật chất, Giáo sư đã thực hiện một số hoạt động lớp có tên gọi “Hãy-tự-làm-lấy” (Do-It-Yourself) hay còn gọi là “5 phút thư giãn năng lượng” (5-minute energy breaks). Giáo sư giới thiệu 7 cách thức nhanh chóng và dễ thực hiện để làm cho giáo trình dạy tiếng Anh thích ứng hơn với việc học tương thích với não bộ, đặc biệt bổ sung một số bài tập để nâng cao giáo trình theo một tiến trình gồm các bước (i) Xúc cảm, (ii) Chọn lựa, (iii) Tính mới lạ, (iv) Học theo đa giác quan, (v) Thử thách, (vi) Sáng tạo, và (vii) Cá nhân hóa. Tóm lại, các hoạt động “Hãy tự làm lấy” không những chỉ làm cho người học di động cơ thể trong quá trình học tiếng mà còn có thể giúp người Thầy phá vỡ không khí lạnh như băng và mang lại không khí thư giản cho lớp học.

Các hội thảo khác liên quan đến Tâm lý Tích cực và Khoa học Thần kinh cũng đã diễn ra trong hội nghị. Vũ Thảo – tác giả của đề tài “Phản hồi tư duy tăng trưởng: Phát triển kỹ năng Viết và động cơ học tập của sinh viên” nghiên cứu sự tác động của tư duy đối với sinh viên chuyên ngữ. Thông qua phản hồi của sinh viên, tác giả đánh giá rất cao những giá trị của tư duy tích cực tạo động lực cho sinh viên có thái độ học tập tốt và nâng cao khả năng ngôn ngữ của sinh viên dẫn đến thành công trong việc học.

Một nhà nghiên cứu khác – Hà Linh – cũng đề cập đến Tâm lý Tích cực trong hội thảo. Tác giả này nghiên cứu về mức độ lo lắng và mối quan hệ của chúng với khả năng diễn đạt bằng lời nói trong thực tế giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Thủ Đức ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng một bản điều tra, một bài trắc nghiệm kỹ năng Nói, và các cuộc phỏng vấn làm công cụ chính cho công trình nghiên cứu, kết quả đề tài của tác giả cho thấy rằng sinh viên có mức độ lo lắng trung bình, theo lý thuyết tương quan Pearson, có thể làm suy yếu khả năng diễn đạt bằng lời nói của sinh viên trong giờ học. Tác giả cũng đề nghị thực hiện một số hoạt động lớp với mục đích giải quyết vấn nạn tâm lý này cho sinh viên trong thực tiễn giảng dạy.

Điều cần lưu ý ở đây là Tâm lý Tích cực đặc biệt liên quan đến động cơ học tập của sinh viên chuyên ngữ. Trong công trình nghiên cứu có tựa đề “Khai thác những chiến lược động cơ trong giảng dạy kỹ năng Nói cho sinh viên chuyên ngữ Anh năm thứ nhất”, Nguyễn Oanh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng những chiến lược thúc đẩy động cơ học tập trong giảng dạy ngoại ngữ. Tác giả thực hiện dự giờ và dùng bản điều tra làm công cụ nghiên cứu chính với mục đích xem thử nếu ứng dụng các chiến lược thúc đẩy động cơ học tập trong thực tế giảng dạy có thành công hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ứng dụng những chiến lược này có thể nâng cao khả năng ngôn ngữ và thái độ học tập của sinh viên. Tác giả cũng đã đề nghị một số chiến lược thúc đẩy động cơ học tập được đánh giá cao có thể mang đến thành công cho sinh viên chuyên ngữ Anh.

Bài diễn thuyết chính thứ hai – Phức hệ dạy ngoại ngữ Anh và Cảnh quan năng động – cũng đáng được lưu ý. Tác giả — Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Canh đã khuấy động không khí hội nghị và giúp người nghe có một cái nhìn tổng quan về cảnh quan giảng dạy ngoại ngữ Anh trong kỷ nguyên hậu phương pháp mà nền giáo dục ngoại ngữ toàn cầu phải đương đầu với tính phức tạp và thuyết động lực. Theo diễn giả, từ “Tính phức tạp” (Complexity) mang ý nghĩa “cá nhân, cá thể, theo ngữ cảnh, rất đa dạng, khó tiên đoán sự phát triển”. Viễn cảnh này hàm chứa những giả thuyết về các bình diện ngôn ngữ với ý nghĩa các mô hình tuyến tính một chiều đơn giản có thể làm người Thầy ý thức được tính năng động trong lớp học thông qua sự linh động, thích ứng và nhạy bén của người Thầy. Có lẽ bài thuyết trình của diễn giả có thể giúp giáo viên ngoại ngữ đổi mới kiến thức về ngôn ngữ, về người học, về việc học và về ngành sư phạm.Điều này dẫn đến tính phức tạp và tính năng động trong giáo dục ngoại ngữ.

Thêm vào đó, diễn giả cũng chia xẻ niềm tin rằng giảng dạy ngôn ngữ cơ bản rất phức tạp và mang tính cục bộ địa phương. Người Thầy nên từ bỏ những khuynh hướng miêu tả mà hướng đến giáo học pháp dựa trên nguyên lý và thực tiễn nhiều hơn. Với ý nghĩa này, diễn giả khẳng định rằng giáo viên ngoại ngữ thời hiện đại cần ứng dụng nhiều phương cách tư duy khác nhau để mở mang cách nhìn về lớp học của họ. Cuối cùng, diễn giả đề nghị một số phương cách giúp giáo viên ngoại ngữ có thể phát triển cách nghĩ, cách nhìn để làm cho các đợt thực tập sư phạm được sâu sát với thực tiễn hơn.

Đi tìm một phương hướng cho ngành sư phạm tiếng Anh thời kỷ nguyên hậu phương pháp là nội dung bài diễn thuyết cuối cùng của Trợ lý Giáo sư David Campbell. Tác giả nhấn mạnh vai trò của công nghệ lâu nay trong giảng dạy tiếng Anh (TESOL) và tác động của nó đối với giáo viên và sinh viên ngoại ngữ thế hệ trẻ trong tương lai. Bài diễn thuyết của tác giả đề cập đến một số khuynh hướng trong công nghệ như hệ thống quản lý người học, các công cụ di động và trí tuệ nhân tạo có thể tạo rào cản cho giáo viên và sinh viên; Tuy nhiên, diễn giả nhấn mạnh rằng những phương tiện này nhất định sẽ mang lại nhiều cơ hội tốt cho họ trong quá trình dạy và học. Để kết luận, diễn giả đã chia xẻ niềm tin rằng công nghệ sẽ đóng vai trò cơ bản trong giảng dạy tiếng Anh, điều mà chắc chắn sẽ mang lại những giá trị giáo dục hiệu quả trong tương lai gần.

Trong phần diễn thuyết quan trọng này, Trợ lý Giáo sư David Campbell xoay quanh vấn đề sử dụng công nghệ trong các lớp tiếng Anh. Một số vấn đề nảy sinh từ đây như vì sao nên đem công nghệ vào giảng dạy tiếng Anh, những kỷ năng sử dụng công nghệ nào giáo viên tiếng Anh cần có để phục vụ giảng dạy, và giáo viên tiếng Anh nên được huấn luyện và trang bị những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ sư phạm thời kỷ nguyên hậu phương pháp. Thông qua thảo luận, diễn giả nhấn mạnh rằng (i) sử dụng công nghệ trong lớp học ngôn ngữ là quan trọng và cần thiết, và (ii) giáo viên tiếng Anh thế hệ trẻ nên được huấn luyện thành những nhà chuyên nghiệp sử dụng công nghệ trong lớp học vì khuynh hướng này chắc chắn sẽ làm cho sinh viên chuyên ngữ trở thành những người học tập suốt đời và sử dụng tiếng Anh thuần thục.Và với ý nghĩa này, diễn giả đề nghị rằng sử dụng CALL (dùng máy tính làm công cụ hỗ trợ trong việc học ngôn ngữ) trong lớp học tiếng vì CALL lâu nay được coi như là phương tiện công nghệ hữu hiệu và phổ biến nhất trong giảng dạy ngoại ngữ.

Để chứng minh tác dụng của CALL trong giảng dạy ngôn ngữ, Trợ lý Giáo sư Davis Campbell thực hiện một hoạt động lớp có tên gọi “Ghép thông tin thiếu” (Information gap activity) hiện đang rất phổ biến và quen thuộc đối với giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, họ đã thực hiện hoạt động này như thế nào trong bối cảnh sử dụng công nghệ CALL? Là thành viên của tổ chức CALL, diễn giả thực hiện hoạt động này một cách thuần thục bằng cách tạo một trang web riêng trên máy tính để dạy bài học theo tiến trình gồm ba giai đoạn (i) Lập nhóm, (ii) Hạn chế truy cập, và (iii) Hoàn tất cài đặt. Hoạt động này khuấy động không khí hội nghị và làm mọi người nghĩ rằng công nghệ chắc hẳn sẽ đóng góp một phần to lớn vào việc phát triển ngành sư phạm ngoại ngữ bởi vì nó thật sự giúp giáo viên tiếng Anh nhận ra những lợi ích công nghệ mang đến cho ngành sư phạm ngọai ngữ với ý nghĩa thành công trong học tập.

Đồng quan điểm về việc mang công nghệ vào lớp học tiếng, Tiến sĩ Nguyễn Lan đến từ game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh nêu ra một cách nhìn có tính cách phê phán về việc dùng máy tính như một công cụ trung gian hỗ trợ học tập trong giảng dạy sinh viên chuyên ngữ Anh. Tác giả cho rằng sinh viên Việt Nam nhận được rất nhiều lợi ích trong giao tiếp qua trung gian máy tính bởi vì nó có thể phát triển kỷ năng tiếng cũng như nâng cao khả năng ngôn ngữ người học. Để đáp ứng Quyết định Số 55/2008-BGDĐTvề việc đẩy mạnh thông tin và Công nghệ Giao tiếp ở thế kỷ 21, một thuyết trình viên khác – Nguyễn Cao đến từ Đại học Đồng Tháp – sử dụng Facebook như môt công cụ ngôn ngữ để phát triển khả năng tiếng Anh cho một nhóm người lao động chuyên nghiệp Việt Nam. Thuyết trình viên chia sẻ niềm tin rằng bằng cách sử dụng CALL, nhóm người này không những có thể tạo được một cộng đồng mạng mà từ đó họ có thể chia sẻ với nhau những bài viết và tài liệu trong quá trình học tập mà còn có thể hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Trong số những công cụ ngôn ngữ công nghệ khác, Google cũng được đề cập đến như một phương tiện học ngoại ngữ. Phần thuyết trình có đề tài “Sử dụng Lớp học Google để làm lợi cho sinh viên chuyên ngữ Anh: Những thách thức và cơ hội” được thành viên hội thảo nhiệt liệt hưởng ứng. Không còn chỗ ngồi cho những người đến muộn. Cả hai thuyết trình viên – Jasper Roe và Stewart Utley – đề cập đến Lớp học Google với ý nghĩa là một công nghệ mang tính giáo dục hàm chứa nhiều lợi ích tiềm ẩn cũng như nhiều hạn chế của phần mềm trong một loạt ngữ cảnh sư phạm. Các tác giả chỉ ra một tổng quan phổ quát về các chức năng của Lớp học Google và sự hòa nhập của phần mềm ứng dụng trong việc học ngoại ngữ thông qua công cụ thứ ba. Cụ thể họ nhấn mạnh rằng sự hòa nhập của nội dung Giáo dục Mở đa phương tiện có thể khuyến khích những hoạt động viết và nghe có hướng dẫn cho sinh viên chuyên ngữ, và thực hiện việc hòa nhập Lớp học Google có thể nâng cao khả năng tự học của người học. Trao đổi ý kiến với khán giả ở hội thảo đã giúp các thuyết trình viên thẩm tra được những lợi ích tiềm ẩn mà phương pháp hòa nhập phần mềm này mang lại cho cả giáo viên và sinh viên chuyên ngữ Anh. Và điều này đóng góp một phần đáng kể vào kết quả công trình nghiên cứu của hai thuyết trình viên.Tuy nhiên cả hai tác giả cũng công nhận những giới hạn của Lớp học Google và xác định những lĩnh vực quan trọng cần nghiên cứu học thuật trong tương lai.

Các phương tiện công nghệ khác – mobile và smartphone – cũng có thể được sử dụng như những công cụ hổ trợ trong giảng dạy tiếng Anh. Tiến sĩ Vũ Anh và các đồng tác giả thực hiện một công trình nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Bình Dương sử dụng mobile dạy môn Phát âm cho sinh viên chuyên ngữ Anh; Dương Đức thực hiện một công trình nghiên cứu sử dụng smartphone dạy môn Đọc Hiểu cho sinh viên chuyên ngữ Anh tại Trường Đại học Văn Lang; Đỗ Nhân dùng video dạy môn Viết cho thiếu niên học tiếng Anh; và Nguyễn Mỹ ứng dụng ICT để nâng cao khả năng nói cho học viên tiếng Anh. Tóm lại, sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh dường như là một xu hướng thích hợp và thỏa đáng đối với giáo viên và sinh viên ngoại ngữ trong thực tiễn giảng dạy hiện nay tại Việt Nam.

Những bình diện khác liên quan đến ngành Sư phạm tiếng Anh – chiến lược ngôn ngữ và Ngôn ngữ học Ứng dụng – cũng được bàn luận đến trong hội thảo.Nhiều thuyết trình viên từ các cơ sở ngoại ngữ trên toàn quốc đã dùng nhiều chiến lược trong giảng dạy. Dựa trên cơ sở chiến lược học, Lê Ngọ đến từ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có thể giúp sinh viên mở rộng kho từ vựng; Nguyễn Hồng có thể nâng cao khả năng tiếng cho học sinh phổ thông; Hoàng Hồng có thể dạy từ vựng y khoa hiệu quả cho sinh viên; Hoàng Anh có thể nâng cao kỹ năng dạy môn Đọc Hiểu ở các lớp tiếng Anh chuyên ngành; và Tiến sĩ Lê Mai cùng các đồng tác giả có thể khích động sự hứng thú giao tiếp của sinh viên trong các lớp chuyên ngữ Anh. Về phần Ngôn ngữ học Ứng dụng, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Oanh báo cáo về những thách thức đã phải đương đầu trong quá trình giảng dạy khóa học So sánh Đối chiếu tại Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng; Phương Yến và các đồng sự thảo luận về tác động của kiến thức hội chuẩn (collocation) đối với kỹ năng tiếng của sinh viên; Phạm Dung và các đồng sự ứng dụng thủ thuật tiên đoán (forshadowing) giúp nâng cao cách phát âm “Ed” cho sinh viên; Võ Linh sử dụng thủ thuật cầu nối (scaffolding) trong tương tác nhóm với sinh viên cao đẳng Việt Nam; và Hoàng Tâm tường thuật lại những yếu tố gây cản trở trong quá trình giảng dạy tiếng Anh cho học viên khiếm thị Việt Nam.

ots18 (10) web

Vấn đề giảng dạy kỹ năng ngôn ngữ cũng được đề cập sôi nổi trong hội thảo. Điều này có thể nhìn thấy qua những phần thuyết trình sau: Nguyễn Loan thực hiện một công trình khoa học nghiên cứu tác động của chuyện kể đối với khả năng biểu diễn bằng lời nói của học sinh phổ thông Việt Nam; Nguyễn Dung sử dụng cách dạy TOEIC theo tiến trình từ trên xuống (top-down processing instruction); Nguyễn Bùi và các đồng sự báo cáo kết quả ứng dụng tài liệu đọc để nâng cao kỷ năng Viết cho sinh viên; Phạm Thủy và các đồng sự nghiên cứu kết hợp tài liệu đọc ngoài giờ học vào bộ môn Đọc Hiểu với mục đích nâng cao khả năng đọc của sinh viên; và Nguyễn Mai tập trung đánh giá giáo trình “International Express” hiện đang sử dụng để thay thế giáo trình “Streamline English”.

Vấn đề phát triển chương trình cũng được thảo luận ở hội thảo. Điều này có thể nhìn thấy qua (i) công trình của Nguyễn Hồ với mục đích phát triển một chương trình dạy tiếng Anh kết hợp với các chủ nhân; (ii) báo cáo của Lê Anh về những thử thách ngành sư phạm tiếng Anh có thể sẽ gặp phải trong thiết kế chương trình tự học; (iii) công trình của Nguyễn Mai với mục đích nâng cao việc tự học cho sinh viên trình độ đại học thông qua khóa học online trong chương trình tiếng Anh điều khiển từ xa; và (iv) thiết kế khóa học tiếng Anh tổng quát của Lê Thảo sử dụng mô hình học tập hỗn hợp (blended learning model) để dạy cho sinh viên chuyên ngữ Anh trong chương trình học từ xa tại cơ sở của tác giả.

Nhiều thuyết trình về lĩnh vực Giáo dục sư phạm, ICC – EIL đã thu hút nhiều chú ý của người nghe tại hội thảo. Trong những thuyết trình này, (i) Bùi Thanh chỉ ra  những sự thay đổi, những cơ hội và thử thách mà giáo viên và sinh viên chuyên ngữ Anh phải đối đầu thời kỷ nguyên hậu phương pháp; (ii) Trần Thủy và đồng sựbáo cáo thiết kế chương trình tự học với những bài học tự sáng tạo cho sinh viên chuyên ngữ Anh; (iv) Lai Hoa gây ấn tượng với người nghe qua công trình nghiên cứu về hiệu quả sử dụng từ điển đơn ngữ và song ngữ để ghi nhớ và lưu giữ từ vựng; (v) Vũ Tùng thực hiện nghiên cứu điển hình khai thác việc học dựa trên kinh nghiệm để phát triển ICC của người học; (vi) Đinh Hạnh và cộng sự thu hút sự chú ý của người nghe qua công trình nghiên cứu về việc sử dụng podcasts nâng cao khả năng giao tiếp liên văn hóa cho sinh viên.

Thêm vào đó còn có một số công trình nghiên cứu chương trình học theo đề án (project-based learning) thuộc ngành sư phạm tiếng Anh được báo cáo tại hội nghị. Trong những phần thuyết trình này, Phạm Thuận bày tỏ quan điểm về việc thiết kế một chương trình dạy tiếng Anh theo đề án cho học sinh cấp hai, Vũ Anh ứng dụng lý thuyết học theo đề án với mục đích nâng cao kỹ năng tư duy phê phán của sinh viên trong môn Nói, và Na Chi sử dụng triển lãm áp phích và những quảng cáo trong giảng dạy sinh viên chuyên ngữ Anh tại trường.

Ngoài tất cả những phiên điểm nêu trên, Ban tổ chức còn tổ chức hội nghị chuyên đề cho ngành sư phạm tiếng Trung. Hầu hết các thuyết trình viên đến từ Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội nghị này được tổ chức. Trong hội nghị chuyên đề này, trong khi Tiến sĩ Châu Phi thực hiện công trình nghiên cứu những cấp hệ (classification) của từ chức năng và so sánh đối chiếu hệ từ cú pháp (grammatical terms) Trung – Việt, Tiến sĩ La Hiền báo cáo công trình ứng dụng chức năng của giới từ “CHO” trong tiếng Trung và tiếng Việt. Các thuyết trinh viên khác – Tiến sĩ Lưu Vũ đến từ Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh – diễn thuyết về việc huấn luyện những chiến lược siêu nhận thức (meta-cognitive) cho học viên tiếng Trung – những người nói tiếng Trung như một ngôn ngữ thứ hai; Tiến sĩ Trần Huy tập trung nghiên cứu tính lịch sự trong siêu hạt (modal particles)của người Trung quốc; Tiến sĩ Hồ Anh nghiên cứu việc dịch từ vay mượn (Chinese borrowed words) tiếng Trung; Tiến sĩ Trương Quyền đề nghị một số chiến lược dịch và phiên dịch hiệu quả dùng cho sinh viên tại Khoa Ngoại ngữ Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

ots18 (6) web

Tóm lại, Hội nghị Quôc tế TESOL Mở 2018 đã để lại ấn tượng tốt đẹp đối với tất cả thành viên tham gia với ý nghĩa sự chuyển hướng ngành sư phạm ngoại ngữ trong thời hiện đại. Hội nghị tạo điều kiện làm cầu nối quốc tế, rất thuận lợi cho Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, cho Khoa Ngoại ngữ của Trường, và cho học viên hệ sau đại học trong cả nước – những người đang thực hiện những công trình khoa học có lĩnh vực nghiên cứu liên quan. Đặc biệt hội nghị đã cung ứng một cơ hội ý nghĩa và đầy thông tin cho những ai đam mê ngành sư phạm tiếng Anh và những ai ấp ủ hoài bão hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục cao quý. Tóm lại, có thể nói rằng Hội nghị Quốc tế TESOL Mở 2018 đã đóng góp một phần có ý nghĩa về việc hòa nhập ngành sư phạm tiếng Anh ở Việt Nam vào nền Giáo dục toàn cầu với ý nghĩa phát triển ngoại ngữ thời hậu phương pháp.

 

Thành phố HCM, ngày 30 tháng 5, 2018

TS. Đinh Hiền

(game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh)

TIN LIÊN QUAN

18 - T.9 2024

Lễ ký kết hợp tác giữa game bai doi thuong TP.HCM và Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (chi nhánh Quận 4)

Sáng ngày 17/9/2024, tại Phòng Truyền thống, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, game bai doi thuong TP.HCM tổ chức Lễ ký kết hợp tác với Ngân hàng…

17 - T.9 2024

game bai doi thuong TP.HCM trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị lên đến 1 tỷ đồng cho sinh viên các tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt

Thấu hiểu và chia sẻ khó khăn cùng người học và gia đình tại các địa phương đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, game bai doi thuong …

16 - T.9 2024

game bai doi thuong TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp chương trình Cử nhân Đào tạo từ xa theo phương thức trực tuyến cho 589 Tân cử nhân

Sáng ngày 15/9/2024, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, game bai doi thuong TP.HCM tổ chức “Lễ trao bằng tốt nghiệp chương trình Cử…

15 - T.9 2024

game bai doi thuong TP.HCM đăng cai Vòng sơ khảo Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở Giáo dục Đại học năm 2024

Sáng ngày 14/9/2024, tại Hội trường 602, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, game bai doi thuong TPHCM phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ…

14 - T.9 2024

Chương trình “Tết Trung thu 2024 – Trăng vàng ước mơ, ngày hội tuổi thơ” dành cho con viên chức, người lao động game bai doi thuong TP. Hồ Chí Minh

Tối ngày 13/9/2024, tại sảnh cơ sở 35-37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1, Công đoàn và Chi đoàn Cán bộ viên chức game bai doi thuong Tp. Hồ Chí Minh…

11 - T.9 2024

THÔNG BÁO HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO game bai doi thuong THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÔNG BÁO HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG Nghiên cứu sinh: LÊ…

10 - T.9 2024

4 chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ Đại học của game bai doi thuong TP.HCM đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn FIBAA

Sáng ngày 09/9/2024, tại Hội trường 202, cơ sở 35 – 37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1, game bai doi thuong TP.HCM tổ chức “Lễ trao Giấy chứng nhận kiểm…

09 - T.9 2024

game bai doi thuong TP.HCM tổ chức Lễ công bố và trao quyết định về công tác nhân sự

Sáng ngày 09/9/2024, game bai doi thuong TP.HCM tổ chức “Lễ công bố và trao quyết định về công tác nhân sự” tại Hội trường 202, cơ sở 35 –…

07 - T.9 2024

Buổi tư vấn và giới thiệu chương trình đào tạo Thạc sĩ năm 2024 đợt 2/2024

Sáng ngày 7/9/2024, tại phòng Truyền thống, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3, game bai doi thuong TP.HCM tổ chức “Buổi tư vấn và giới thiệu chương trình…

31 - T.8 2024

THÔNG BÁO HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO game bai doi thuong THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  THÔNG BÁO HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP TRƯỜNG   Nghiên cứu…