Tin Tức
Tư vấn trực tuyến Chuyên đề “Covid-19 hiểu để an toàn”
Theo Bộ Y tế đến nay dịch bệnh COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong tháng qua (với khoảng 50.000-75.000 ca mỗi ngày, ngày cao nhất là hơn 131.000 ca), số trường hợp mắc tăng nhiều hơn ở nhóm chưa tiêm vaccine, nhất là nhóm dưới 12 tuổi (tháng 01 là 18,4% và tháng 02 là 24,3%); số trường hợp nặng, nguy kịch bắt đầu có sự gia tăng 37,6% so với tháng trước, số trường hợp tử vong trên dưới 100 ca mỗi ngày, hiện vẫn trong khả năng đáp ứng của hệ thống y tế. Biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây phổ biến ở các tỉnh, thành phố, nhất là TP. Hà Nội và TP HCM thay thế dần biến thể Delta. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên đến nay, dịch COVID-19 vẫn đang là chủ đề nóng bỏng. Thông tin về loại vi-rút này và cách phòng tránh xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nắm bắt thông tin xác thực là chìa khóa giúp chúng ta trang bị đủ và đúng kiến thức để bảo vệ bản thân và những người thân yêu.
Với mong muốn cung cấp đúng và đủ thông tin, hiểu biết về Covid -19, chiều ngày 27/03/2022, Trường ĐH Mở TP.HCM tổ chức buổi tư vấn trực tuyến Chuyên đề “Covid – 19 Hiểu để an toàn” dành cho cán bộ giảng viên, sinh viên của nhà trường bằng hình thức trực tuyến qua Zoom. Chương trình với sự tham dự của PGS.TS Bác sĩ Đỗ Văn Dũng Trưởng khoa Y tế công cộng trường ĐH Y Dược TP.HCM và TS Lê Nguyễn Quốc Khang Phó hiệu trưởng nhà trường cùng quý thầy cô giảng viên và sinh viên.
Phát biểu mở đầu chương trình, TS. Lê Nguyễn Quốc Khang – Phó Hiệu trưởng game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Chúng ta đã trải qua thời gian căng thẳng nhất của đại dịch Covid – 19, tuy nhiên các chủng của dịch bệnh liên tục biến đổi và xuất hiện thêm nhiều các biến thể mới.., có cách điều trị, triệu chứng không giống nhau. Do đó chuyên đề nhằm giúp cán bộ giảng viên, sinh viên thích nghi với cuộc sống đại dịch, có thêm kiến thức và tuân thủ đúng quy tắc phòng chống bệnh”.
Tại chương trình, Bác sĩ Đỗ Văn Dũng cho biết: Covid – 19 có lượng thông tin vô cùng lớn, và phải luôn luôn nắm bắt, chọn lọc đúng thông tin theo từng thời điểm. Trong tình hình hiện tại, vấn đề quan trọng nhất là cách điều trị và hậu Covid. Trước hết, để giúp mọi người có cái nhìn sơ bộ từ đó hiểu hơn về đại dịch này, bác sĩ đã giới thiệu chung về Covid và khái niệm Covid. Tiếp theo đó là hướng dẫn theo dõi một số thông tin, phân cấp diễn biến bệnh theo thể nhẹ, trung bình, nguy kịch và cách xử trí bệnh nhân Covid thể nhẹ, trung bình chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn từ Bộ Y tế:
- Trước tiên, phòng lây nhiễm cho người khác, không đi lung tung, giảm tiếp xúc với người xung quanh,tự giác cách li, nơi cách li được thoáng khí nếu có thể.
- Vệ sinh thông thường, cần ăn uống đủ nước, ăn đầy đủ, nghỉ ngơi khi cần thiết,..
- Khi mắc Covid – 19 ở mức độ nhẹ và vừa không cần thiết dùng kháng sinh. Một số trường hợp, dùng thuốc từ bạn bè đưa cho, tuyên truyền trên mạng không theo hướng dẫn của Bộ y tế có nguy cơ trở nặng hơn, nhiều biến chứng hơn và kháng thuốc rất cao.
- Quan trọng nhất theo dõi tình hình bệnh có chuyển biến nặng hay hay không. Bằng cáchtheo dõi nồng độ oxi trong máu khi khó thở.Nếu chỉ số SpO2 dưới 90% nên gọi cấp cứu, trong trường hợp chỉ số SpO2 trong khoảng 90 – 94%hãy gọi trợ giúp khẩn cấp để kịp thời hướng dẫn.
Trả lời thắc mắc, lo lắng từ các giảng viên, sinh viên của nhà trường về vấn đề điều trị Covid 19, BS Dũng đưa ra những lưu ý:
- Không chống chỉ định trong việc tắm gội. Tuy nhiên, nên sử dụng nước ấm trong khoảng 37 – 38 độ C
- Phương pháp xông hơi có thể điều trị triệu chứng bằng cách toát mồ hôi. Thành phần trong tinh dầu có thể hạ sốt, đồng thời giúp giảm ho. Phương pháp này không có hại nhưng nhưng đối với người không quen với việc xông hơi thì không bắt buộc
- Bổ sung vitamin C, A, D,…
- Nước muối có khả năng kháng thể, khử khuẩn chỉ khi chưa bị nhiễm, khi virus đã gắn vào cơ thể xúc nước muối chỉ có thể giảm triệu chứng ho.
Bên cạnh đó, chương trình nhận được nhiều sự quan tâm từ về vấn đề hậu Covid như: “Hơi thở, và thường xuyên bị mệt làm sao để khắc phục” và “Làm cách nào vệ sinh và khử khuẩn sau khi nhiễm và làm sao để tránh tái nhiễm”. Cụ thể, BS Dũng hướng dẫn:
- Khi virus xâm nhập vào cơ thể đã làm phổi bị tổn thương, khắc phục bằng cách tập thở, học kĩ thuật thở bằng bụng hay thổi bong bóng để điều phối lực thở.
- Đầu tiên khử khuẩn vật dụng, làm môi trường không khí. Sử dụng dung dịch có chứa Clo nồng độ 1/1000 (tương đương với 1 phần Javen 50 phần nước) để lau nhà, lau mặt bàn để khử khuẩn. Mở cửa sổ thoáng khí làm sạch vi khuẩn trong không khí. Để không bị tái nhiễm, nếu chưa tiêm chủng mũi 3 nên tiêm sau 3 tháng, tuân thủ nguyên tắc 5K.
Kết thúc chương trình TS. Lê Nguyễn Quốc Khang gửi lời cảm ơn đến BS Đỗ Văn Dũng với những giá trị hữu ích sau chương trình, các giảng viên, viên chức và sinh viên Trường ĐH Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hiểu thêm rất nhiều về dịch bệnh Covid-19 để phòng, tránh đúng cách cho bản thân và những người xung quanh./.
Thảo Anh.