Phát triển bền vững
Mục tiêu Phát triển bền vững số 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái
Mục tiêu số 5 của 17 Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDGs) hướng đến việc giải quyết một thách thức lớn về bình đẳng giới. Mục tiêu này nhấn mạnh việc chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, mục đích là xây dựng một xã hội công bằng và phát triển.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, phụ nữ vẫn đối mặt với nhiều bất bình đẳng trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Tỷ lệ đại biểu nữ trong các nghị viện trên thế giới chỉ là trung bình 43%, và ở các nước đang phát triển, con số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ khoảng 25%. Đối với giáo dục, UNICEF báo cáo rằng khoảng 60 triệu trẻ em gái hiện vẫn chưa được đến trường, tạo ra một khoảng cách đáng kể trong quyền lợi giáo dục giữa nam và nữ. Trong lĩnh vực lao động, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), phụ nữ chỉ chiếm khoảng 40% lực lượng lao động toàn cầu và thường làm việc trong các ngành nghề có thu nhập thấp và điều kiện làm việc kém.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ và Gia đình năm 2022, tỷ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội Việt Nam hiện nay là khoảng 30%, cao hơn mức trung bình của thế giới. Tỷ lệ nữ tham gia thị trường lao động đã tăng từ 42,7% năm 2015 lên 50,1% năm 2022.
Một số thành tựu nổi bật khác trong việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam bao gồm:
- Là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW).
- Ban hành nhiều luật và chính sách bảo vệ quyền của phụ nữ, bao gồm Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng,chống bạo lực gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội…
- Triển khai nhiều chương trình và dự án hỗ trợ phụ nữ. Một trong số đó bao gồm: Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, Chương trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và Chương trình đào tạo nghề cho phụ nữ.
Trong hành trình hướng tới Mục tiêu Bình Đẳng Giới, game bai doi thuong TPHCM đã đưa ra một bước quan trọng với việc thành lập câu lạc bộ “Equality” trực thuộc khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á học. Với sứ mệnh mong muốn hướng đến sự bình đẳng cho tất cả giới tính, quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em cũng như cộng đồng. Câu lạc bộ không chỉ là một nơi giao lưu, học hỏi kiến thức về Giới mà còn là nơi kết nối các bạn sinh viên cùng hành động, lan tỏa tinh thần bình đẳng giới tại OU nói riêng và cộng đồng nói chung. Qua các chiến dịch và hoạt động, câu lạc bộ đóng góp một phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng giới.
Tình hình bình đẳng giới tại Việt Nam vẫn đối mặt với một số thách thức đáng kể. Trong các vùng nông thôn, miền núi, và đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc thiểu số, phụ nữ vẫn phải đối diện với sự phân biệt đối xử và các tập tục truyền thống như tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.
Vì vậy, để phụ nữ, trẻ em, và những người yếu thế có thể đạt được bình đẳng và sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, Liên Hợp Quốc đã thiết lập Mục tiêu Phát triển Bền vững số 5 (SDG 5) hướng đến các mục tiêu quan trọng:
- Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ở mọi nơi.
- Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân, bao gồm mua bán người và lạm dụng tình dục và các loại hình bóc lột khác.
- Đảm bảo phụ nữ có quyền tham gia đầy đủ và hiệu quả, bình đẳng về cơ hội lãnh đạo ở tất cả các cấp, được đưa ra các quyết định trong đời sống chính trị, kinh tế và công cộng.
- Cam kết trao quyền bình đẳng cho phụ nữ về tiếp cận các nguồn lực kinh tế, cũng như là quyền sở hữu và kiểm soát đất đai và các hình thức sở hữu bất động sản khác, các dịch vụ tài chính, thừa kế và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với luật quốc gia.
- Tăng cường sử dụng các công nghệ cho phép, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy việc trao quyền cho phụ nữ.
- Thông qua và tăng cường chính sách và pháp luật có hiệu lực cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở tất cả các cấp.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng thực tế vẫn còn nhiều thách thức trong việc thực hiện bình đẳng giới. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2022, thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa nam và nữ.
Để đạt được mục tiêu bình đẳng giới, cần có sự nỗ lực của tất cả các bên, bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và xã hội. Mỗi người chúng ta cũng cần có trách nhiệm chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới. Mỗi cá nhân có thể bắt đầu bằng những việc nhỏ, như: tôn trọng phụ nữ, không phân biệt đối xử với phụ nữ; giáo dục con cái về bình đẳng giới; đấu tranh chống lại các hành vi bạo lực đối với phụ nữ. Cùng chung tay hành động, chúng ta sẽ góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, văn minh. Nơi phụ nữ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Minh Nguyệt tổng hợp