Hoạt động khoa học
Hội thảo Tiểu văn hóa đô thị và quá trình hội nhập tại Việt Nam
Trong suốt chiều dài phát triển của dân tộc Việt Nam, văn hoá luôn đóng vai trò quan trọng, là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời cũng là mục tiêu của sự phát triển. Trước tác động của tiến trình toàn cầu hoá, tốc độ toàn cầu hoá diễn ra khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước. Trong tiến trình đó, văn hoá đô thị Việt Nam đang có những thay đổi theo hướng hiện đại.
Vào sáng ngày 29/5/2019, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á học thuộc game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Tiểu văn hóa đô thị và quá trình hội nhập tại Việt Nam” tại cơ sở 35 – 37 Hồ Hảo Hớn, Quận 1. Tham dự Chương trình có sự hiện diện ThS. Lâm Thị Ánh Quyên – Phó trưởng khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á. Hội đồng khoa học gồm các giáo sư, tiến sĩ và các nhà khoa học như GS.TS. Bùi Thế Cường (Viện KHXH vùng Nam Bộ), PGS.TS. Trần Hữu Quang, TS. Nguyễn Xuân Nghĩa (Khoa XHH – CTXH – ĐNA), ThS. Lê Văn Thành (Viện Nghiên cứu và phát triển). Ngoài ra, hội thảo còn vinh dự đón tiếp cấc thầy cô đến từ các trường Đại học như TS. Đặng Hoàng Lan (Khoa Nhân học, trường ĐH KHXH&NV), TS. Nguyễn Bảo Thành (khoa Xây dựng, trường ĐH Mở TP.HCM) và các thầy cô là giảng viên khoa XHH – CTXH – ĐNA.
Hội thảo được diễn ra trong không khí sôi nổi với sự thảo luận về tiểu văn hóa đô thị và sự hội nhập tại Việt Nam. Có nhiều định nghĩa khác nhau về Tiểu văn hóa, nhưng hiểu một cách nôm na Tiểu văn hóa là một nhóm người trong một văn hóa có sự phân biệt tự thân với nền văn hóa mẹ mà nó thuộc về, thường lưu giữ những nguyên tắc khởi điểm của nó. Định nghĩa chính xác thì có nhiều thay đổi, định nghĩa tiểu văn hóa là “một nhóm văn hóa trong một văn hóa lớn hơn, thường có những niềm tin hoặc mối quan tâm khác biệt với nền văn hóa lớn hơn”. Tiểu văn hóa mang giá trị vật chất và tinh thần do một nhóm người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lao động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Buổi hội thảo chính là cơ hội, là cầu nối giúp cho mọi người có cái nhìn sâu hơn về các tiểu văn hóa đô thị đang có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta. Mọi người cùng nhau chia sẻ, trao đổi về các tiểu văn hóa liên quan đến các nhóm tôn giáo và dân tộc như: cộng đồng giáo xứ của người công giáo; sinh hoạt tôn giáo của người Chăm; sự hội nhập và giao lưu văn hóa của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó là các tiểu văn hóa liên quan đến người nhập cư: tiểu văn hóa người Quảng khu vực Bảy Hiền; và kiến tạo bản dạng ở nam song tính ở Thành phố Hồ Chí Minh về sự tái tạo “giới” từ cấu trúc văn hóa định chuẩn.
Giữa các dân tộc, chúng ta vẫn luôn tự hào vì sự thống nhất hòa nhập đa dạng văn hóa trong cộng đồng dân tộc – mỗi một dân tộc, mỗi nhóm người đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Những nét đặc trưng, sắc thái riêng biệt đó đã bổ sung, bồi đắp nên nền Văn hóa Việt Nam hội tụ đủ các tinh hoa văn hoá Việt.
Sam Nguyễn