Tin Tức
Hội Thảo Khoa Học “Công Tác Xã Hội Trong Đại Dịch Covid-19”
Sáng ngày 31/5/2022, tại game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở số 35-37 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang, quận 1, TP HCM, Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Công tác xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Buổi hội thảo diễn ra với sự tham gia của nhiều thầy cô thuộc Khoa Xã hội học – Công tác xã hội – Đông Nam Á:
- Thạc sĩ Huỳnh Minh Hiền – Phó trưởng bộ môn Công tác xã hội
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo – Giảng viên bộ môn Công tác xã hội
- Thạc sĩ Lâm Thị Ánh Quyên – Giảng viên bộ môn Xã hội học
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Diễm Hương – Giảng viên bộ môn Công tác xã hội
- Thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà – Giảng viên bộ môn Công tác xã hội
- Thạc sĩ Phan Thị Mai Quyên – Giảng viên bộ môn Công tác xã hội
- Thạc sĩ Võ Thị Thu Hà – Giảng viên bộ môn Công tác xã hội
Và cùng với đó là sự hiện điện của các thành viên thuộc Hội người cao tuổi.
Tại buổi hội thảo, Thạc sĩ Trần Thị Thanh Trà mở đầu với nội dung “Nhân viên công tác xã hội trường học và việc hướng dẫn các biện pháp ứng phó với bắt nạt trực tuyến của thanh thiếu niên”. Cô Trần Thị Thanh Trà trình bày khái quát các nội dung cơ bản của bắt nạt trực tuyến bao gồm: khái niệm, các loại hình bắt nạt trực tuyến, nhận biết trẻ khi bị bắt nạt trực tuyến và hướng dẫn các biện pháp đối phó với bắt nạt trực tuyến ở đối tượng học sinh là thanh thiếu niên.
Bắt nạt trực tuyến không còn là một hình thức bạo lực học đường mới lạ, vì vậy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học là một phần không thể thiếu để ngăn ngừa kịp thời với bắt nạt trực tuyến. Cô Trần Thị Thanh Trà có chia sẻ: “Không chỉ có những người với vai trò giáo dục, mà ngay cả các bạn là nhân viên công tác xã hội trong trường học sẽ thể hiện được vai trò lớn nhất của mình trong việc nhận diện, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh, sinh viên, phụ huynh, giáo viên cách ứng phó với bắt nạt trực tuyến”.
Với một chủ đề luôn là tâm điểm của mọi người, các thầy cô trao đổi những suy nghĩ, ý kiến của mình, Thầy Huỳnh Minh Hiển đã chia sẻ cách nhìn của mình về nội dung bắt nạt trực tuyến trong chương trình giảng dạy “Nên gây nhận thức cho giáo viên, quan trọng nhất là bổ sung kiến thức cho sinh viên về vấn nạn bạo lực ở những môn học như An sinh xã hội, an sinh nhi đồng…”
Buổi hội thảo diễn ra trong không khí sôi nổi với những sự trao đổi, nêu ý kiến của các thầy cô với những phần tiếp theo: nội dung “Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần của người dân bị mất người thân trong đại dịch Covid-19” của Thạc sĩ Phan Thị Lệ Quyên; Nội dung “Chia sẻ về khó khăn của trẻ khuyết tật và gia đình trong bối cảnh đại dịch Covid-19” của Thạc sĩ Võ Thị Thu Hà; Nội dung “Người cao tuổi trong đại dịch Covid-19: Những khó khăn và hỗ trợ công tác xã hội qua kinh nghiệm quốc tế”.
Trong khoảng thời gian phải chống chọi với đại dịch Covid-19, tất cả mọi người đều phải chịu những ảnh hưởng rất nặng nề. Khi đó đối với những đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, trẻ khuyết tật… càng cần nhận được sự quan tâm. Cô Võ Thị Thu Hà chia sẻ: “Thời gian giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng trong giai đoạn đó mà nó ảnh hưởng đến đứa trẻ mất hết cả một năm và những gì đứa trẻ học hỏi được, những gì được can thiệp hoàn toàn bị phá vỡ. Và bây giờ cần như quay xuất phát điểm. Đối với những đứa trẻ chậm phát triển học lên được lớp 1,2 cũng là tốt lắm nhưng bây giờ thay vì được thời gian vàng đó và trong hoàn cảnh bình thường thì đứa trẻ còn có cơ hội vượt qua, và đại dịch giống như đang nhấn sâu vào vết thương đó…”. Những gì cô Võ Thị Thu Hà chia sẻ cũng là những ưu tư, những lo buồn của các gia đình có trẻ khuyết tật.
Kết thúc buổi hội thảo là nội dung của Thạc sĩ Huỳnh Minh Hiển “Hiệu quả của việc sử dụng âm nhạc trong tổ chức hoạt động giải trí cho người cao tuổi”. Đây là một nghiên cứu do giáo sư Shiomura Kimiko đề xướng thử trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Thầy Huỳnh Minh Hiển trình bày cách thức của chương trình thực hiện một buổi giải trí âm nhạc. Qua khảo sát, chương trình đã mang lại những hiệu quả vô cùng hữu ích đối với người cao tuổi. Nội dung thảo luận mang đến nhiều hứng thú cho mọi người trong buổi hội thảo, mọi người đều mong muốn được tiếp cận và thực hiện chương trình tại Việt Nam.
Buổi hội thảo đã thành công khép lại với những kết quả thảo luận mang tính thời sự, kịp thời, phản ánh đúng giá trị trong giáo dục. Kết quả trao đổi, góp ý, xây dựng hội thảo không nằm ngoài mong muốn là thực hiện các công tác xã hội hỗ trợ và giúp đỡ cho các đối tượng gặp khó khăn, dễ bị tổn thương có môi trường phát triển tốt đẹp, an toàn hơn.
Tường Vy