Tin Tức
Chương Trình Trang Bị Kỹ Năng Mềm Cho Sinh Viên – Chủ Đề “Kỹ Năng Thuyết Trình Tự Tin Và Nói Chuyện Trước Đám Đông”
Hơn 90% các môn học trong chương trình giáo dục trường Đại học Mở TpHCM đều có hoạt động thuyết trình dành cho người học nói chung và sinh viên nói riêng. Tuy nhiên, sinh viên hiện nay đang thuyết trình bằng bản năng và khả năng vốn có của mình thay vì luyện tập kỹ năng có phương pháp. Nhằm tạo ra môi trường giúp sinh viên được trau dồi và rèn luyện kỹ năng thuyết trình tự tin, mở ra cơ hội thể hiện bản thân trước nhà tuyển dụng, phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông – game bai doi thuong TpHCM đã tổ chức Chương trình trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên với chủ đề “Kỹ năng thuyết trình tự tin và nói chuyện trước đám đông”.
Dưới tiết trời nắng ấm của buổi sáng ngày 23/6, người học trường Đại học Mở TpHCM đã hồ hởi tập trung về hội trường (A) lầu 6, cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3 để gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ của Chị Hoài Hương – Diễn giả Chương trình Trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên – Chủ đề “Kỹ năng thuyết trình tự tin và nói chuyện trước đám đông”. Là một người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giao tiếp, đạt nhiều giải thưởng như Á Quân Cuộc thi “Người dẫn chương trình hay nhất về Hạ Long 2013”; Giải 3 (Én Đồng) Cuộc thi Người dẫn chương trình 2014 – HTV (Tiền thân Én Vàng); Quán Quân Ngôi sao Phương Nam 2016, MC – Diễn giả Lê Thị Hoài Hương đã mang đến cho chương trình nhiều chia sẻ thực tế và hữu ích.
Mở đầu chương trình, đại diện Nhà trường – Cô Nguyễn Thị Diệu Linh, Phó trưởng phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông đã có đôi lời chia sẻ về lý do tổ chức chương trình và tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình tự tin đối với quá trình học tập và làm việc của sinh viên sau này.
Cô Diệu Linh chia sẻ “Trong khảo sát ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Nhà trường, sinh viên trường DdaH Mở Tp. Hồ Chí Minh được các doanh nghiệp đánh giá là năng động, tự tin và có khả năng trình bày khá tốt. Đây là kết quả đáng chúc mừng cho quá trình các bạn sinh viên đã rèn luyện trong suốt 4 năm cùng với các thầy cô tại trường thông qua các giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa và các chương trình rèn luyện kỹ năng mềm. Nhà trường mong rằng khi tham gia chương trình ngày hôm nay, các bạn sinh viên sẽ được lắng nghe và tiếp thu những hành trang kỹ năng mới, từ những kiến thức cơ bản nhất về giao tiếp cho đến cách trở thành một người thuyết trình đầy tự tin và chuyên nghiệp”.
Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp – Theo Sức mạnh ngôn từ – Shin Dohyeon & Yun Naru.
Tại sao cần phải nói tốt?
Phần lớn các bạn sinh viên, học viên tham gia chương trình đều đưa ra rất nhiều câu trả lời về lợi ích của nói tốt. Nói tốt giúp bạn truyền tải được trọn vẹn ý tưởng của mình đến mọi người, nói tốt giúp bạn tự tin hơn khi thuyết trình trong các tiết học trên lớp và nói tốt là công cụ nhanh, dễ dàng nhất để mình có thể chạm đến trái tim của một người khác, mở ra nhiều cánh cửa cơ hội cho bản thân. Bạn Võ Trần Hoàng Anh, sinh viên năm cuối khoa Công nghệ thông tin cởi mở “Đối với em, nói tốt sẽ giúp diễn đạt ý tưởng của mình tốt hơn, từ đó có nhiều cơ hội thành công trong sự nghiệp lẫn trong các mối quan hệ”.
MC Hoài Hương đồng tình: “Một lời nói tích cực có thể sưởi ấm được tâm hồn của một người khác. Không riêng gì kỹ năng nói trước công chúng, khi bạn nói tốt, bạn trao đi yêu thương bằng thông điệp tích cực, điều đó sẽ giúp bạn thành công trong các cuộc giao tiếp, đối thoại, giúp bạn kết nối và gìn giữ được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Riêng với Hoài Hương, nói và giao tiếp là một hoạt động không phải bạn muốn hay không mà là bạn bắt buộc phải làm”.
Không chỉ có MC, bất kỳ ai sở hữu khả năng nói chuyện tốt sẽ có cơ hội thành công hơn những người còn lại. Dù bạn là ai, một doanh nhân, diễn giả hay học sinh, sinh viên cũng có cơ hội truyền cảm hứng qua từng lời nói – MC Academy.
4 trường hợp nói không tốt thường gặp trong cuộc sống
Đến từ học viện đào tạo người dẫn chương trình và nghệ thuật nói chuyên nghiệp – MC Academy, chị Hoài Hương được tiếp xúc và nói chuyện với nhiều đối tượng học viên như thiếu nhi, sinh viên, doanh nhân, hoa hậu… Từ đó, chị đã tóm gọn và đưa ra bốn trường hợp nói không tốt mà đa phần mọi người hay mắc phải:
- Trường hợp 1: Có ý hoặc không nhưng không thể diễn đạt bằng lời nói.
- Trường hợp 2: Diễn đạt dài, lòng vòng và hoang mang.
- Trường hợp 3: Có thể trình bày bài nói nhưng bị nhạt, không ấn tượng, hấp dẫn.
- Trường hợp 4: Trình bày nói hay nhưng không đạt được mục tiêu giao tiếp.
Bạn có đang ở trong trường hợp nói không tốt không? Nếu có thì nội dung tiếp theo đây là dành cho bạn.
Lộ trình thay đổi của một người chưa nói tốt
Người nói tốt phải đạt được mục tiêu trong giao tiếp – MC Hoài Hương tâm đắc
Bước 1: Phát hiện và thừa nhận
Cải thiện kỹ năng nói tốt cho một người, chúng ta cần thay đổi từ những nguyên nhân gốc rễ. Do đó, việc phát hiện bản thân đang ở một hay nhiều trường hợp nói chưa tốt là bước đầu cho việc thay đổi kỹ năng nói và kỹ năng trình bày trở nên tốt hơn.
Thông thường, mọi người sẽ phát hiện mình nói chưa tốt trong những tình huống khác nhau như sau một buổi thuyết trình, khi gặp gỡ đối tác, khi trò chuyện với nhóm bạn và nhận phản hồi của những người xung quanh về kỹ năng trình bày, kỹ năng nói của mình. Hoặc đơn giản hơn, tự đánh giá bản thân đã nói tốt hay chưa qua 4 trường hợp nói không tốt được MC Hoài Hương chia sẻ phía trên. Tuy nhiên, sau khi phát hiện mình chưa nói tốt, có người sẽ dũng cảm thừa nhận nhưng cũng có người xem nhẹ điều đó. Với MC Hoài Hương, chị cho rằng, chỉ khi bạn phát hiện và thừa nhận được những khuyết điểm đó, thì bạn mới sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi tốt hơn cho bản thân.
Bước 2: Hành động và thay đổi.
Một số “bí kíp” và bài tập cải thiện kỹ năng thuyết trình tự tin và nói chuyện trước đám đông: Ám thị tích cực từ trong tư duy, suy nghĩ và tưởng tượng để trang bị nguồn năng lượng tích cực cho bản thân; Tập luyện hít thở và chủ động tạo ra những khoảng thở giúp bản thân giảm bớt căng thẳng; Luyện tập phi ngôn ngữ bằng cách diễn kịch câm hay thuyết trình không bằng ngôn ngữ; Xác định đối tượng nghe và lựa chọn nói những gì khán giả muốn nghe, thay vì nói những gì mình muốn nói…
Bước 3: Thuần thục và tỏa sáng.
Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của mình, tìm kiếm cơ hội được thuyết trình và nói trước đám đông, vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp và trở thành phiên bản giao tiếp tốt hơn hôm qua.
Khép lại buổi chia sẻ thân tình và gần gũi, MC Hoài Hương đã dành phần lớn thời lượng của chương trình cho các bạn sinh viên được đặt câu hỏi và giải đáp vướng mắc của các bạn trong kỹ năng nói chuyện nói chung và kỹ năng nói chuyện trước công chúng nói riêng.
Câu hỏi: Giải pháp cải thiện tình trạng thuyết trình bị đuối sức trong các buổi thuyết trình trước đám đông là gì?
MC Hoài Hương: Đầu tiên là luyện tập kỹ năng phân bổ năng lượng của bản thân hợp lý trong suốt quá trình thuyết trình. Đối với phần nội dung quan trọng nhất cần phân bổ nguồn năng lượng nói tối đa và tốt nhất. Thứ hai là chuẩn bị sức khỏe và tinh thần cho bản thân thật tốt như ngủ đủ giấc và không thức khuya, không hát karaoke… Đảm bảo nguồn năng lượng dồi dào trước khi thuyết trình. Cuối cùng là tập hơi bụng để có làn hơi khỏe, giúp bạn giữ phong độ lâu dài cho bài nói của mình.
Câu hỏi: Xuất phát từ trạng thái căng thẳng, lo lắng và thiếu tự tin trước đám đông, phần lớn sinh viên trường ĐH Mở Tp. Hồ Chí Minh khi tham gia thuyết trình sẽ bị nói nhanh và nói lắp. Vậy làm thế nào để cải thiện kỹ năng nói?
MC Hoài Hương: Khi căng thẳng, nhịp tim của người thuyết trình đập nhanh hơn, làn hơi thở bị đứt quãng và ngắn lại. Do đó, người nói cần phải nói thật nhanh để cho kịp với hơi thở. Muốn khắc phục tình trạng nói nhanh, nói lắp cần khắc phục được các vấn đề tâm lý của người thuyết trình. Đồng thời, kết hợp với việc luyện tập hơi thở trước khi lên thuyết trình.
Câu hỏi: Làm thế nào để mở màn ấn tượng cho bài thuyết trình và thu hút mọi người chú tâm đến phần nói của mình trong suốt quá trình?
MC Hoài Hương: Giao tiếp là một hoạt động hai chiều, do đó để mở đầu một bài nói và duy trì một bài nói hấp dẫn, người trình bày cần đầu tư vào nội dung bài nói hay và hữu ích cho cả người nói và người nghe. Bằng cách lựa chọn trình bày những nội dung mà bạn cho rằng người nghe muốn lắng nghe và nội dung đó phù hợp với mục tiêu của bạn. Một trong những cách mở đầu ấn tượng là đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề mình đang thuyết trình cho khán giả; Sử dụng kỹ thuật điều khiển tâm lý khán giả như giao lưu trực tiếp với khán giả, tương tác bằng ánh mắt, điều chỉnh giọng nói về âm sắc và cao độ…
Minh Viên