Tin Tức
Chuỗi chuyên đề “Những vấn đề liên quan đến Covid-19”
Tác động lâu dài của Covid 19 về hệ thần kinh, tim mạch,… đã gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và xã hội. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe hậu Covid- 19 là điều kiện cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay. Với chiến lược tiếp cận về sức khỏe thể chất tinh thần và xã hội; chiến lược can thiệp sớm trong việc điều trị, chăm sóc cho người mắc hội chứng hậu Covid – 19. Theo đó, trang bị những kiến thức cơ bản về Virus Corona Sars-Cov-2 để bước sang giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.”
Ngày 11/05/2022, game bai doi thuong Tp.HCM đã tổ chức Chuỗi chuyên đề “Những vấn đề liên quan đến Covid 19” tại hội trường 602 – cơ sở 97 Võ Văn Tần và phát trực tiếp trên Fanpage Áo xanh OU. Chuỗi chuyên đề “Những vấn đề liên quan đến Covid – 19” bao gồm các chuyên đề: “Phòng ngừa lây nhiễm Covid 19 trong cộng đồng”; “Tổng quan về Covid 19”; “Tiếp cận và điều trị Covid 19 ban đầu”; “Covid kéo dài – cách tiếp cận hợp lý trong tình hình mới.”
Với sự tham dự của các báo cáo viên đến từ tổng đài 1022 nhánh 3 – “Tư vấn từ xa cho Bệnh nhân F0 điều trị tại nhà”, PGS.TS Bác sĩ Đỗ Kim Quế – Phó GĐ Bệnh viện thống nhất – Điều hành bệnh viện dã chiến số 8; PGS.TS Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung – Chủ tịch Hội y học Tp. HCM – Trưởng ban điều hành tổng đài 1022 nhánh 3; ThS. Bác sĩ Trần Thị Tố Quyên – GV bộ môn nội Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Ths. Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh – Phó Trưởng bộ môn truyền nhiễm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; PGS. TS Bác sĩ Lê Thị Anh Thư – Chủ tịch Liên chi Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Tp.HCM, Nguyên Trưởng khoa KSNK Bệnh viện Chợ rẫy.
Về phía game bai doi thuong Tp.HCM có sự tham dự của cô Nguyễn Thị Bình – Bác sĩ chuyên khoa 1 – Trạm y tế nhà trường; cô Hồ Minh Nhiên – Phó chủ tịch công Đoàn trường; Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thảo – Bí thư Đoàn trường.
Mở đầu chương trình, cô Nguyễn Thị Bình có đôi lời chia sẻ: ” Đại dịch vừa qua đã gây ra nhiều khó khăn và thách thức đối với phần lớn các bạn sinh viên cũng như phía nhà trường, Tuy vậy chúng ta đã cùng vượt qua đại dịch này. Và hiện nay, vấn đề về hậu Covid-19 vẫn là nỗi “nhức nhối”, trăn trở của rất nhiều bạn sinh viên. Buổi báo cáo ngày hôm nay, sẽ là hành trang cho các bạn sinh viên trong các công cuộc phòng chống dịch bệnh cũng như đề phòng, cảnh giác để chúng ta có thể thích ứng, an toàn, kiểm soát có hiệu quả Covid 19.”
Chuyên đề “Phòng ngừa lây nhiễm Covid 19 trong cộng đồng” – Báo cáo viên: PGS. TS Bác sĩ Lê Thị Anh Thư
Ở chuyên đề này, Bác sĩ Lê Thị Anh Thư đã nhấn mạnh các nội dung về phòng ngừa lây nhiễm Covid 19: “Phần lớn việc lây nhiễm xảy ra từ việc tiếp xúc gần trong gia đình và trong cộng đồng, thông qua các phương thức: lây truyền qua tiếp xúc, lây truyền qua giọt bắn và lây truyền qua không khí; Các giải pháp phòng tránh lây nhiễm như áp dụng, tuân thủ quy tắc 5K; Việc vệ sinh tay thường xuyên có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp do lây truyền qua giọt bắn; Bên cạnh đó là những lưu ý, cẩn trọng trong vệ sinh hô hấp, vệ sinh khử khuẩn môi trường”
Chuyên đề “Tổng quan về Covid 19” – Báo cáo viên: Ths. Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh
“Không một quốc gia nào trốn thoát khỏi và không bị ảnh hưởng bởi Covid 19. Và phần lớn quốc gia đã được bao phủ bởi một mũi vacxin phòng Covid 19”. Tại đây, Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh đã tóm tắt, tổng quan về Covid 19: Tác nhân gây ra bệnh Covid 19, các đường lây nhiễm Covid 19, các triệu chứng lâm sàng, cơ chế bệnh sinh, xét nghiệm chẩn đoán bệnh; vai trò, giá trị và cách ứng phó đại dịch.
Chuyên đề “Tiếp cận và điều trị Covid 19 ban đầu” – Báo cáo viên: ThS. Bác sĩ Trần Thị Tố Quyên
Bác sĩ Trần Thị Tố Quyên cho biết “Trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều chủng biến thể Sars – Cov 2 khác nhau như: chủng alpha, chủng delta, chủng omicron,.. ngày càng khó lường. Vì vậy, chúng ta phải tìm hiểu kỹ càng về các mốc lâm sàng, tiến triển Covid 19; các triệu chứng thường gặp của Covid 19. Đặc biệt, chú ý các đối tượng có nguy cơ chuyển biến nặng hay hậu Covid: Người lớn trên 50 tuổi, người chưa tiêm ngừa đủ tối thiểu 3 mũi, người có bệnh nền như đái tháo đường, viêm phổi mãn tính, suy gan , suy thận,… và người bệnh khởi đầu có nhiều triệu chứng, không rõ,…”. Và thông tin rằng: “Pulse oximeter (máy đo nồng độ oxy trong máu – SPO2) là chìa khóa theo dõi bệnh”
Chuyên đề “Covid kéo dài – cách tiếp cận hợp lý trong tình hình mới” – báo cáo viên: PGS.TS Bác sĩ Đỗ Kim Quế
Về vấn đề “Covid kéo dài – cách tiếp cận hợp lý trong tình hình mới”, Bác sĩ Đỗ Kim Quế có chia sẻ:” Chúng ta nên suy nghĩ kĩ càng và xác định mình bị hậu Covid, Covid kéo dài, và sau đó cần phải lưu ý: Các triệu chứng của Covid 19 theo các giai đoạn cấp – bán cấp và kéo dài. Các yếu tố nguy cơ/ dự đoán Covid 19 kéo dài. Những ảnh hưởng lâu dài của Covid 19″
Cuối chương trình, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung đã thay mặt các báo cáo viên gửi lời cảm ơn đến nhà trường vì đã có cơ hội được chia sẻ những thông tin hữu ích đến các bạn sinh viên và mong rằng buổi talkshow hôm nay sẽ lan truyền tích cực đến cộng đồng.
Chương trình đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự quan tâm của tích cực của các bạn sinh viên, giảng viên. Bên cạnh đó, những lời khuyên, tư vấn trực tiếp từ các vị bác sĩ chuyên khoa giúp các bạn phần nào lo lắng về hậu Covid và chữa trị kịp thời để có thể thích ứng an toàn trong giai đoạn mới.
Một số hình ảnh của buổi chuyên đề:
Thảo Anh.