Tin Tức
Chia sẻ nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh mới
Sáng 23/4, game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á tổ chức Hội thảo khoa học “Đông Nam Á – Những phương diện nghiên cứu liên ngành”. Các nội dung trọng tâm được chuyên gia thảo luận, đó là xu hướng tiếp cận khi nghiên cứu Đông Nam Á, tình hình giảng dạy và đào tạo ngành Đông Nam Á học tại TP.HCM, công tác đối ngoại của TP.HCM với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch tại Đông Nam Á….
Hội thảo là dịp hướng đến kỷ niệm 54 năm ngày Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN (8/8/1967 – 8/8/2021), đồng thời kỷ niệm 30 năm đào tạo ngành Đông Nam Á học tại Trường ĐH Mở TP.HCM (1991 – 2021).
Chương trình được diễn ra với sự chủ trì của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á, PGS.TS. Dương Văn Huy, Trưởng Phòng Nghiên cứu Đông Nam Á hải đảo – Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, TS. Ngô Bích Thu – Trưởng Bộ môn Đông Nam Á học, game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hội thảo, có 6 bài tham luận được trình bày bởi:
– PGS.TS. Dương Văn Huy (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á): Một số lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu Đông Nam Á.
– PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân (Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á): Tình hình giảng dạy và đào tạo ngành Đông Nam Á học tại TP.HCM
– ThS. Trần Đình Vũ Hải (Phó Trưởng phòng Chính trị – Kinh tế đối ngoại, Sở Ngoại vụ TP.HCM): công tác đối ngoại của TP.HCM với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
– ThS. Phan Thế Hiển (Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM): một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch tại Đông Nam Á
– ThS. Đặng Thị Quốc Anh Đào (game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh): Hệ thống Subak và triết lý Hita Karana trong hệ thống Subak của người Bali tại Indonesia.
– TS. Saraswathy (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Malaysia tại TP.HCM): Cộng đồng ASEAN – cơ hội và thách thức phía trước.
Nghiên cứu một số lý thuyết tiếp cận khi nghiên cứu Đông Nam Á, PGS.TS Dương Văn Huy, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, mặc dù cái tên Đông Nam Á ra đời khá muộn, song giới học giả trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng đây là khu vực có đặc trưng riêng về mặt địa – sinh thái, lịch sử – văn hóa, cũng như về mặt chiến lược hiện đại. Đông Nam Á là khu vực có nền văn minh xuất hiện sớm. Ở Đông Nam Á, trước khi có sự xâm nhập của văn hóa Ấn, Hoa, đã từng tồn tại một truyền thống văn hóa bản địa lấy nông nghiệp lúa nước làm nền tảng với sự phụ trợ đắc lực của nghề biển và đã đạt đến một trình độ phát triển khá cao.
Thông tin về tình hình giảng dạy và đào tạo ngành Đông Nam Á học, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á TPHCM cho hay, ở TPHCM hiện nay có khá nhiều trường ĐH đào tạo các chuyên ngành có liên quan về Đông Nam Á. Tuy nhiên, gần như mới chỉ có duy nhất Trường ĐH Mở TPHCM là cơ sở đào tạo và cấp bằng Đông Nam Á học. Theo PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, để các trường ĐH có thể đào tạo nguồn nhân lực chất lượng về ngành học này, cần có sự chuẩn hóa chương trình đào tạo về Đông Nam Á học trong hệ thống các trường ĐH tại Việt Nam cũng như các nước ASEAN. Bên cạnh đó cần có chính sách khuyến khích giảng viên, các nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề mới về Đông Nam Á, có cơ chế trao đổi giảng viên, liên kết xây dựng giáo trình…
Bên cạnh các nội dung tham luận, trao đổi trên, hội thảo còn xuất bản kỷ yếu khoa học có chỉ số ISBN “Đông Nam Á – Những phương diện nghiên cứu liên ngành” với 21 bài tham luận đến từ các trường Đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu tại Việt Nam. Các bài viết tập trung các chủ đề nghiên cứu liên ngành về khu vực Đông Nam Á, các nền văn hóa và các vấn đề hiện tại của khu vực Đông Nam Á. Kỷ yếu hội thảo được kỳ vọng như là nguồn tài liệu cho nghiên cứu, học tập về Đông Nam Á với các vấn đề liên quan./.