Hoạt động Sinh viên
Báo cáo chuyên đề “Hành trình tri ân” kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam(22/12/1944 – 22/12/2023)
Sáng ngày 21/12/2023, game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chuyên đề “Hành trình tri ân” tại Hội trường 602 cơ sở 97 Võ Văn Tần, Quận 3. Khách mời đặc biệt của Chương trình là Anh hùng lao động – Hoạ sĩ Đặng Ái Việt. Xuyên suốt “Hành trình tri ân”, các Thầy, Cô và đông đảo sinh viên Trường đã được chia sẻ những chặng đường hào hùng, những giây phút lắng đọng, để biết ơn sự cống hiến, hy sinh của các Mẹ Việt Nam Anh hùng “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, để yêu quê hương và xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Anh hùng Lao động, Họa sĩ Đặng Ái Việt, tên thật là Đặng Thị Bông, quê ở Tiền Giang. Từ năm 15 tuổi, Bà đã cầm súng đánh giặc, sau đó được điều về đoàn văn công giải phóng với vai trò là một ca sĩ, năm 1964 tiếp tục được cử đi học lớp hội họa, từ đó Bà bắt đầu vẽ ký họa về chiến tranh. Bút danh Đặng Ái Việt được Bà lựa chọn nhằm phù hợp với định hướng con đường cách mạng của mình. Đến nay, Hoạ sĩ đã vẽ hơn 3.200 bức chân dung cho những người mẹ Việt Nam Anh hùng trên mọi miền đất nước.
Họa sĩ Đặng Ái Việt đặt tên cho hành trình đi khắp Tổ quốc để vẽ từng bức chân dung người mẹ Việt Nam Anh hùng là “Hành trình nét thời gian”. Bà khẩn trương với thời gian để kịp hoàn thành mục tiêu phác họa hình ảnh của những người mẹ đã có công với cách mạng, “Khi được nhận thông tin về người mẹ Việt Nam Anh hùng ở Cao Bằng, tôi tức tốc chạy lên đó. Nhưng khi đến nơi thì mẹ đã không còn nữa”, Bà bùi ngùi chia sẻ.
Bà đã thực hiện công trình nghệ thuật đầy ý nghĩa này với toàn bộ niềm tin yêu và trân trọng đối với những chiến sĩ đã ngã xuống. Cùng với đó là nỗi xót xa mỗi khi tâm sự với các người mẹ, Bà nói rằng: “Thật sự không có người mẹ nào muốn trở thành mẹ Việt Nam Anh hùng cả”. Những câu chuyện trong từng bức chân dung Bà vẽ, đó là những giọt nước mắt khóc thương vì nỗi nhớ con của bậc làm cha làm mẹ, đã tạo lên động lực và là nguồn cảm hứng bất tận giúp Họa sĩ vững bước trên chặng hành trình của mình. Trong sự nghiệp hơn 10 năm vẽ Mẹ Việt Nam Anh hùng và những ký ức về khoảng thời gian khó khăn nhưng đầy đẹp đẽ, đối với Bà đó là cách đền ơn đáp nghĩa cho những người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Tại buổi chuyên đề, Bạn Bảo Ngọc – sinh viên năm 2 ngành ngôn ngữ Trung đã đặt câu hỏi “Có bao giờ Bà thấy nản lòng và chùn bước trước những khó khăn mà nghĩ đến việc dừng vẽ hay chưa?”. Họa sĩ Đặng Ái Việt đã đứng lên, dõng dạc chia sẻ: “Trong suốt 13 năm cầm bút, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc dừng lại. Hiện tại, tôi vừa hoàn thành bức tranh của mẹ Việt Nam Anh hùng ở tỉnh Đắk Nông, và đang di chuyển đến những địa điểm khác để hoàn thành công trình vẽ mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước”.
Hiện nay, các bức tranh của Họa sĩ Đặng Ái Việt được sở Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mã hóa và lưu giữ vào trang web , bên cạnh đó, các tác phẩm còn được trưng bày và giữ gìn tại Bảo tàng phụ nữ Trung ương 36 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, Bảo tàng Quân khu 7.
Cuối chương trình, Họa sĩ Đặng Ái Việt đã mang đến những vần thơ trong “Nhật kí văn vần” của mình như một cách lan tỏa tấm lòng biết ơn đối với những hy sinh thầm lặng của các người mẹ, chiến sĩ gửi đến toàn thể những người trẻ, hy vọng sẽ tiếp thêm lửa giúp các bạn tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
“Ta đi đâu chẳng để cầu danh
Chẳng phải Thiền sư, chẳng thỉnh kinh
Ta tìm hình ảnh người mẹ Việt
Để lại ngàn năm cho thế nhân”
(Họa sĩ Đặng Ái Việt)
Một số hình tại buổi chuyên đề:
Bài viết: Ngọc Trâm
Hình ảnh: Quốc Hòa