QUY ĐỊNH HỌC TẬP CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN HỌC DỰ BỊ TIẾNG VIỆT

TẠI game bai doi thuong THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 (Ban hành kèm theo Quyết định số:1476/QĐ-ĐHM ngày 20 tháng 6 năm 2024 của Hiệu trưởng game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh)

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Văn bản này quy định về việc học tập cho người nước ngoài trong thời gian học dự bị tiếng Việt tại game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Trường).
    2. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với viên chức, người lao động, người học là người nước ngoài tham gia chương trình dự bị tiếng Việt (sau đây gọi tắt là người học) tại trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.

    Điều 2. Mục đích của quy định

    1. Làm căn cứ để Trường triển khai thực hiện, quản lý và kiểm tra quá trình học tập dự bị tiếng Việt của người học tại trường.
    2. Làm cơ sở để Trường xem xét cấp học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt.

    Điều 3. Giải thích các từ ngữ

    1. Người học là người nước ngoài được tiếp nhận học tập, trình độ đại học và sau đại học với hình thức đào tạo chính quy tại game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh.
    2. Dự bị tiếng Việt là trường hợp lưu học sinh lưu học sinh chưa đủ trình độ tiếng Việt để vào học chương trình chính thức bằng tiếng Việt thì phải học dự bị tiếng Việt, nhà trường sẽ tổ chức các lớp dự bị tiếng Việt trước khi chuyển vào học chương trình chính thức.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ THỜI GIAN HỌC TẬP

Điều 4: Chương trình đào tạo và thời gian học tập

  1. Dự bị tiếng Việt bao gồm nhiều môn học (phân theo trình độ) từ sơ cấp đến trung cấp.
  2. Lớp học phụ đạo dành cho người học có nhu cầu học thêm và người học được giảng viên chỉ định tham gia lớp để bổ sung kiến thức.
  3. Thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học không vượt chuẩn chương trình đào tạo của khoa chuyên môn.
  4. Người học được công nhận đạt môn học khi có kết quả kiểm tra cuối môn học đạt từ 5.0 trở lên (theo thang điểm 10).
  5. Khi có kết quả kiểm tra cuối môn học không đạt, người học có thể tiếp tục học môn học ở trình độ tiếp theo nhưng phải kiểm tra lại môn học đó. Trường hợp kết quả kiểm tra lại vẫn tiếp tục không đạt thì người học phải tự đóng học phí học lại môn học, mức học phí tương đương học phí các lớp tiếng Anh không chuyên hiện hành của sinh viên Việt Nam bậc Đại học.

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI HỌC

Điều 5: Quyền lợi của người học

  1. Người học được chuyển vào học chương trình chính thức sau khi tham gia học tập, tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt và đạt yêu cầu.
  2. Trong trường hợp người học tham dự kiểm tra trình độ tiếng Việt và không đạt yêu cầu, người học sẽ tiếp tục thi lại đến khi đạt yêu cầu và chuyển vào học chương trình chính thức sau đó.
  3. Người học được tham gia các lớp học phụ đạo khi có nhu cầu học thêm và người học được giảng viên chỉ định tham gia lớp để bổ sung kiến thức.
  4. Người học được giảng viên giải đáp những thắc mắc liên quan đến lớp học, kiến thức môn học khi cần hỗ trợ.
  5. Được tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động cộng đồng.
  6. Người học hoàn thành lớp dự bị tiếng Việt là một trong những tiêu chí để xem xét các chính sách hỗ trợ và học bổng khác (nếu có) theo quyết định của Hội đồng tuyển sinh.
  7. Được nghỉ phép (vắng) tối đa 20% thời lượng học tập trong tháng (có làm đơn xin phép và được giảng viên phụ trách môn học chấp thuận).
  8. Được nghỉ lễ theo quy định của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 6: Trách nhiệm của người học tại Trường

  1. Tuân thủ luật pháp nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Tuân thủ chấp hành theo quy định, quy chế và nội quy của game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Đảm bảo tham gia đầy đủ thời lượng của các môn học dự bị tiếng Việt.
  4. Tuân thủ quy định về Văn hóa ứng xử người học game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo quyết định số 1035/QĐ-ĐHM ngày 12/06/2018 của Hiệu trưởng game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh).
  5. Thực hiện các trách nhiệm khác có liên quan theo quy định của Trường.

HỌC BỔNG DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN HỌC DỰ BỊ TIẾNG VIỆT

Điều 7: Học bổng dành cho người học

  1. Học bổng dự bị tiếng Việt cho người nước ngoài (Học phí lớp học dự bị tiếng Việt).

Định mức: Căn cứ theo quy định hiện hành của game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh.

Ghi chú:

– Học phí không bao gồm các môn học lại, cải thiện điểm, bảo hiểm thân thể và các khoản phụ thu khác.

  1. Học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt dành cho người nước ngoài quốc tịch thuộc khu vực ASEAN.
  2. a) Định mức: Căn cứ theo quy định hiện hành của game bai doi thuong Thành phố Hồ Chí Minh.

Ghi chú:

– Đối với người học vắng (không vượt quá 20% thời lượng học tập trong tháng): Vẫn nhận 100% học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt.

– Đối với người học vắng (quá 20% thời lượng học tập trong tháng): Không được nhận học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt trong tháng đó.

– Đối với trường hợp người học có kết quả kiểm tra cuối môn học không đạt 02 lần của một môn học, Trường sẽ ngưng cung cấp học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt cho người học. Khi người học học lại môn học đó và kết quả kiểm tra kết thúc học phần đạt thì Trường sẽ cấp lại học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt theo quy định cho người học.

  1. b) Phương thức thanh toán: Phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông căn cứ vào báo cáo tình hình học tập từ khoa chuyên môn vào ngày 15 hằng tháng để làm đề nghị thanh toán học bổng hỗ trợ đời sống về chi phí sinh hoạt.
  2. c) Hình thức thanh toán: Chuyển khoản.

NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC

Điều 8: Nghỉ phép, nghỉ học tạm thời

  1. Người học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
  2. a) Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự kỳ thi, giải đấu quốc tế;
  3. b) Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế hoặc của quốc gia nơi người học sinh sống;
  4. c) Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở Trường và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật;
  5. d) Về nước cấp lại visa khi visa hết hiệu lực sử dụng.
  6. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức của khoa chuyên môn.
  7. Người học chỉ được bảo lưu kết quả học tập sau khi đã làm thủ tục trước 01 tuần và nhận quyết định tạm dừng học tập của Trường.
  8. Đối với trường hợp người học nghỉ phép (vắng) vì lý do cá nhân, người học phải làm thủ tục xin tạm nghỉ trước 01 ngày khi bắt đầu buổi học và gửi đơn cho phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông. Phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông gửi thông tin người học nghỉ phép đến khoa chuyên môn ghi nhận.
  9. Người học bảo lưu, khi muốn trở lại học tiếp phải làm thủ tục theo quy định của Trường ít nhất một tuần trước khi bắt đầu lớp học mới và được Trường cho phép tiếp tục học tập.

Điều 9: Buộc nghỉ học tạm thời, thôi học

  1. Buộc nghỉ học tạm thời

Người học bị buộc thôi học tạm thời khi vi phạm một trong các điều dưới đây:

  1. Không hoàn thành nghĩa vụ học phí theo quy định của Trường;
  2. Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc nghỉ học tạm thời.

Kết thúc thời gian bị buộc nghỉ học tạm thời, người học phải làm thủ tục theo hướng dẫn của Phòng Quản lý đào tạo hoặc khoa Đào tạo sau đại học để tiếp tục học tập.

Thời gian bị buộc nghỉ học tạm thời của người học phải tính vào thời gian cho phép kéo dài tối đa của khoa chuyên môn..

  1. Buộc thôi học
  2. a) Vi phạm kỷ luật đến mức phải buộc thôi học;
  3. b) Bị cảnh báo học tập (buộc nghỉ học tạm thời) 02 môn học liên tiếp;
  4. c) Người học xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

d) Trường ban hành quyết định thôi học và xóa tên khỏi danh sách người học khi người học người họcthôi học.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm thi hành

  1. Các khoa chuyên môn phối hợp triển khai quy định này đến giảng viên của khoa có tham gia giảng dạy dự bị tiếng Việt để nắm thông tin. Các khoa phối hợp với phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông, các đơn vị có liên quan xử lý các trường hợp phát sinh, khiếu nại của người học trong thời gian học dự bị tiếng Việt.
  2. Phòng Quản lý Đào Tạo, khoa Đào tạo sau đại học và phòng Thanh tra – Pháp chế có trách nhiệm phối hợp theo dõi quản lý.
  3. Phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông triển khai quy định này đến với người học đang tham gia học tập dự bị tiếng Việt, các viên chức có liên quan. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình triển khai đào tạo.
  4. Đối với giảng viên tham gia giảng dạy dự bị tiếng Việt và các đối tượng có liên quan: Nghiên cứu, trao đổi để nắm rõ các yêu cầu của Quy định này, hỗ trợ thông tin đến người học trong quá trình giảng dạy.

Điều 11. Điều khoản thi hành

  1. Thời gian áp dụng: Quy định này áp dụng từ năm học 2024-2025.
  2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, các khoa, các đơn vị có liên quan đề xuất ý kiến đến Phòng Công tác Sinh viên và Truyền thông tổng hợp, trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định.